Dụng Cụ Cầu Lông

Xem thêm Xem thêm Xem thêm Xem thêm

Nếu đang có dự định tham gia tập luyện hay thi đấu bộ môn cầu lông thì yêu cầu bắt buộc đó là bạn phải sở hữu cho mình các dụng cụ cầu lông chuyên dụng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của môn cầu lông, các dụng cụ chơi cầu lông ngày càng được sản xuất đa dạng về cả mẫu mã thiết kế lẫn chức năng hỗ trợ. Khi có nhu cầu mua dụng cụ cầu lông cho mình, hãy liên hệ ngay với Dụng Cụ Thể Dục qua số điện thoại 0969131990 để được tư vấn và đặt hàng nhanh nhất.

Tìm hiểu về dụng cụ cầu lông

Dụng cụ cầu lông là tên gọi chung của tất cả các sản phẩm, phụ kiện được thiết kế chuyên dụng và được dùng để tập luyện hay thi đấu cho bộ môn cầu lông. Hiện nay, dụng cụ cầu lông được bán trên thị trường rất đa dạng và danh sách những dụng cụ cơ bản nhất có thể kể đến gồm vợt cầu lông, quả cầu lông, trụ cầu lông, lưới cầu lông, dây căng vợt cầu lông, máy căng vợt cầu lông và một số dụng cụ dùng cho thi đấu như bảng điểm cầu lông, ghế trọng tài cầu lông hay thảm sân cầu lông,...

Dụng cụ cầu lông

Dụng cụ cầu lông

Theo thống kê của chúng tôi, các dụng cụ cầu lông bán ra tại Việt Nam hiện nay phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài và chỉ có một vài dòng sản phẩm là được sản xuất ở trong nước. Về giá thành, do có nhiều sản phẩm và phụ kiện nên dụng cụ chơi cầu lông có nhiều mức giá khác nhau, rẻ nhất chỉ khoảng vài chục nghìn và đắt đất có thể lên tới vài chục triệu đồng. Ví dụ, dây đan vợt hay quấn cán vợt chỉ có giá vài chục nghìn nhưng máy căng vợt hay thảm sân cầu lông có giá lên tới vài chục triệu đồng, tùy vào sản phẩm cụ thể.

Các dụng cụ cầu lông cơ bản

Đối với bộ môn cầu lông, các dụng cụ bổ trợ là rất cần thiết bởi đơn giản nếu người chơi không có vợt hoặc không có quả cầu lông thì không thể nào tham gia tập luyện được. Dưới đây, Dụng Cụ Thể Dục sẽ tổng hợp các loại dụng cụ cầu lông cần thiết nhất mà bạn cần phải có khi tập luyện và thi đấu. Cụ thể gồm:

1. Vợt cầu lông

Xét về tầm quan trọng thì có lẽ, vợt cầu lông là một dụng cụ đứng top đầu những thứ không thể thiếu khi chơi cầu lông. Bởi vì, các loại dụng cụ khác như quả cầu, sân tập, lưới tập,... bạn đều có thể thuê khi tập tại sân nhưng vợt cầu lông là một sản phẩm mà hiếm có khu tập luyện nào cho thuê. Thông thường, những người chơi cầu lông và các vận động viên chuyên nghiệp thường sở hữu cho mình một chiếc vợt cầu lông riêng.

Kích thước tiêu chuẩn của một chiếc vợt cầu lông dùng trong thi đấu như sau:

  • Đối với khung vợt:

- Chiều dài < 86cm

- Chiều rộng < 23cm

  • Đối với khu vực lưới vợt:

- Chiều dài < 28cm

- Chiều rộng < 22cm

  • Chiều dài của phần đầu vợt < 29cm
  • Trọng lượng của cả vợt trong khoảng 73-102 gram

Vợt cầu lông

Vợt cầu lông

Vợt cầu lông được phân loại theo phong cách sử dụng của từng vị trí người chơi:

  • Vợt cầu lông tấn công: Đối với những vận động viên có lối đánh tấn công và thường chơi tấn công dồn dập đối phương thì một chiếc vợt thiên công nặng đầu sẽ hỗ trợ tối đa lực đánh của bạn. Bởi vợt càng nặng đầu thì độ cứng của vợt càng cao giúp cho khả năng tấn công càng tốt nhưng độ linh hoạt của vợt lại không cao.
  • Vợt cầu lông toàn diện: Những cây vợt này phù hợp với người chơi có lối đánh kết hợp giữa tấn công và phòng thủ. Nếu vợt nặng đầu giúp tăng khả năng tấn công, vợt nhẹ đầu có độ phản xạ nhanh thì vợt toàn diện được biết đến là sự kết hợp giữa hai loại vợt trên, tạo ra một chiếc vợt cân bằng cho phép người chơi lợi dụng cả khả năng của vợt nặng đầu và vợt nhẹ đầu.
  • Vợt cầu lông phòng thủ: Đây là loại vợt cầu lông được thiết kế với phần đầu nhẹ giúp người chơi thay đổi linh hoạt trong các tình huống bất ngờ. Vì có phần đầu nhẹ, người chơi khi sử dụng vợt này phải mất khá nhiều sức để đánh cầu vì vật loại vợt này thường được dùng cho những vận động viên có lối đánh phòng thủ, phản tạt.

2. Quả cầu lông

Quả cầu lông cũng là một dụng cụ giúp phân biệt giữa môn cầu lông và các môn thể thao khác có dùng vợt đánh tương tự. Hiện nay, trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại cầu lông với nhiều chất liệu, thương hiệu và giá thành khác nhau. Cấu trúc của quả cầu lông được chia thành hai phần khác nhau, bao gồm:

  • Phần tán cầu: Nó được làm từ lông vũ tự nhiên hoặc các vật liệu tổng hợp. Cụ thể:

- Tán cầu làm từ lông vũ: Loại tán cầu này có thể làm từ nhiều chất liệu lông vũ khác nhau nhưng phổ biến nhất thì là lông ngỗng. Tuy nhiên, khi sử dụng lông động vật, người sản xuất sẽ không dùng lông ở hai cánh để làm một chiếc cầu, bởi nó thường xảy ra hiện tượng chao đảo, mất cân bằng. Phần đuôi của các lông cầu được buộc chặt bởi hai hàng chỉ để các sợi lông không bị lệch và luôn giữ đúng vị trí. Những chiếc lông này sẽ được cố định vào đế cầu bằng keo chuyên dụng.

- Tán cầu làm từ vật liệu tổng hợp: Những loại cầu lai này đang được đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất bởi loại cầu này có thể giảm bớt chi phí và có độ bền cao hơn. Đối với loại này, tán cầu thường được làm từ nhựa ép, tùy vào loại nhựa mà quả cầu sẽ có chất lượng khác nhau.

  • Phần đế cầu: Đế cầu được làm từ bần - một loại nguyên liệu tương tự với nút bần trong nắp chai rượu. Phần phía dưới của đế cầu được làm từ bần mềm để tăng độ đàn hồi của cầu và hạn chế sự tổn thương cho vợt. Phần phía trên đế cầu nối với tán cầu sẽ được làm từ bần, gỗ cứng hoặc vật liệu tổng hợp để tăng sự liên kết chắc chắn hơn giữa hai phần của quả cầu. Ngoài ra, phần đế cầu cũng có thể làm từ mút hoặc bọt xốp tùy theo nhà sản xuất. Toàn bộ đế cầu thường được phủ sơn trắng và có lớp dán màu đen nhỏ phân chia giữa phần đế và tán cầu.

Quả cầu lông

Quả cầu lông

Tuy nhiên, để có thể sử dụng trong tập luyện và thi đấu theo tiêu chuẩn quy định của môn thể thao cầu lông thì quả cầu lông phải đáp ứng được nhưng tiêu chí sau:

  • Đối với quả cầu làm từ lông vũ:

- Cầu phải được thiết kế bởi 16 sợi lông vũ và được dán cố định vào đế cầu.

- Những chiếc lông này phải có độ dài tương đồng trong khoảng 62-70mm từ phần trên của đế cầu lên đến đỉnh của sợi lông vũ và được buộc chặt với nhau bằng chỉ hoặc các chất liệu khác.

- Đầu của tán cầu phải được tạo thành một vòng tròn có đường kính từ 58-68mm.

- Đế cầu có đường kính từ 25-28mm và được bo tròn ở phần phía dưới .

- Quả cầu phải nặng từ 4,74-5,50 gram.

  • Đối với cầu không làm từ lông vũ:

- Tán cầu được làm từ vật liệu tổng hợp thay cho lông vũ.

- Các thông số về đường kính, kích thước, chiều dài và hình dáng tương tự với loại cầu lông vũ. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về chất liệu nên loại cầu làm từ vật liệu tổng hợp được chấp nhận các sai số trong khoảng 10%.

3. Trụ cầu lông

Trụ cầu lông là dụng cơ bản không thể thiếu khi chúng ta tham gia tập luyện và thi đấu cầu lông. Chức năng chính của các loại trụ cầu lông là vạch ra đường ranh giới giữa hai phần sân đấu cùng với sự kết hợp của lưới cầu lông. Theo tiêu chuẩn quy định của liên đoàn cầu lông quốc tế, trụ cầu lông sử dụng trong thi đấu phải đạt đủ các yêu cầu sau đây:

  • Chiều cao của trụ cầu lông tiêu chuẩn thi đấu là 1,55m tính từ mặt đất lên đến đỉnh trụ.
  • Trụ phải làm từ các chất liệu chắc chắn để khi căng lưới lên trụ vẫn có thể đứng thẳng

Trụ cầu lông

Trụ cầu lông

Một số loại trụ cầu lông phổ biến trên thị trường gồm có:

  • Trụ cầu lông xếp: Là một trong những loại trụ được nhiều người sử dụng nhất bởi nó có thể xếp gọn và dễ dàng sử dụng trên nhiều sân tập khác nhau.
  • Trụ cầu lông đa năng: Ưu điểm của loại trụ này là có thể điều chỉnh độ cao đa dạng phù hợp cho nhiều môn thể thao khác nhau như đá cầu, nhảy cao, cầu mây,...
  • Trụ cầu lông dành cho thi đấu: Loại trụ này thường được làm từ các khung sắt hộp dày, chắc chắn và đáp ứng các tiêu chuẩn về kích thước của liên đoàn cầu lông thế giới.

4. Lưới cầu lông

Dựa trên các quy chuẩn của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), một chiếc lưới sử dụng trong thi đấu chuyên nghiệp phải đạt chuẩn các yêu cầu về kích thước như sau:

  • Chiều cao của lưới ở vị trí giữa sân là 1,524m tính từ mặt đất đến đỉnh lưới.
  • Chiều cao của lưới cầu lông ở hai đầu lưới tại biên dọc sân là 1,55m.
  • Chiều rộng của lưới là 0,76m. Chiều dài lưới ngang sân là 6,7m.
  • Lưới phải làm từ các sợi nylon mềm, có màu đậm và độ dày đều nhau.
  • Mắt lưới phải có kích thước tối thiểu là 15mm và tối đa là 20mm.
  • Đỉnh lưới phải được cố định bằng nẹp màu trắng ở cả hai bên mặt lưới.
  • Khi căng lưới lên trụ cầu lông, phải đảm bảo lưới đạt chuẩn độ cao như trên và đồng thời không có bất cứ khoảng cách nào giữa trụ và lưới.

Lưới cầu lông

Lưới cầu lông

5. Máy căng vợt cầu lông

Máy căng vợt cầu lông là một thiết bị hỗ trợ chúng ta căng lưới cho vợt cầu lông. Thường thì sản phẩm này được sử dụng tại các cửa hàng kinh doanh vợt cầu lông. Trên thị trường hiện nay có hai dòng máy căng vợt, bao gồm:

  • Máy căng vợt cầu lông điện tử: Loại máy này có tích hợp một bộ phận kéo tự động, nó có thể được điều chỉnh theo một thông số kéo mà bạn muốn căng vợt. Máy có thể điều chỉnh lực phù hợp và căng dây với độ chính xác cao hơn. Việc của bạn chỉ là đặt vợt lên máy và điều chỉnh dây cho thẳng, không bị quấn hoặc siết lại.
  • Máy căng vợt điều khiển bằng tay (máy cơ): Trái lại với loại máy căng vợt điện tử, máy căng vợt điều khiển bằng tay buộc người sử dụng phải có kinh nghiệm và trình độ cao. Bởi khi căng vợt bằng cơ chế quay tay sự ma sát của các dây với nhau có thể ảnh hưởng đến độ chính xác khi căng vợt. Nếu bạn kéo dây quá nhanh hoặc quá chậm nó sẽ khiến cho lực ma sát giữa các sợi dây ngang và dây dọc không được triệt tiêu tối đa dẫn đến lực căng dây không như ý muốn.

Máy căng vợt cầu lông

Máy căng vợt cầu lông

6. Bảng điểm cầu lông

Để phục vụ cho tập luyện và thi đấu cầu lông ở các giải đấu thì chúng ta sẽ thường thấy sự xuất hiện của các loại bảng điểm cầu lông, thường là bảng lật tay. Bảng điểm lật tay thường được làm từ nhựa PVC với nhiều kích thước và trọng lượng khác nhau miễn là có thể đáp ứng các chi tiết cần thiết bao gồm:

  • 2 bộ số lớn từ 0-30 với nền trắng và chữ số màu đen
  • 2 bộ số nhỏ từ 0-9 với nền trắng và chữ số màu đỏ

7. Ghế trọng tài cầu lông

Ghế trọng tài cầu lông được đặt ở vị trí biên ngang với lưới cầu lông và phải cao bằng hoặc cao hơn so với đỉnh của lưới cầu lông. Điều này sẽ giúp cho trọng tài có thể dễ dàng quan sát ở cả hai phía. Thông thường, khung ghế sẽ được làm từ các chất liệu sắt dày và được sơn tĩnh điện chống bong tróc, rỉ sét. Phần ghế ngồi được thiết kế từ chất liệu composite bền bỉ dưới mọi điều kiện thời tiết. Hầu hết các loại ghế đều được tích hợp thêm một phần gỗ nhỏ phía trước để làm bàn giúp trọng tài ghi chép. Hiện nay, trên thị trường có hai thương hiệu cung cấp ghế trọng tài cầu lông phổ biến nhất là Sodex Sport và Vifa Sport.

8. Thảm sân cầu lông

Thảm cầu lông là một dụng cụ sử dụng để lót sàn tập luyện và thi đấu theo quy chuẩn chuyên nghiệp của Liên đoàn Cầu lông Thế giới. Ngoài chức năng tăng tính thẩm mỹ cho sân thi đấu, thảm còn có thể hạn chế tiếng ồn, chống trơn trượt và giảm tối đa các chấn thương cho người chơi. Thảm sân cầu lông thường được chia làm 2 loại gồm:

  • Thảm làm từ chất liệu nhựa: Dùng để lót sân thi đấu ngoài trời
  • Thảm làm từ chất liệu PVC: Dùng để lót sân thi đấu trong nhà

9. Trang phục môn cầu lông

Khi tham gia tập luyện và thi đấu cầu lông, bạn nên lựa chọn các loại trang phục thoải mái để có thể dễ dàng di chuyển. Các loại quần áo khi chơi cầu lông nên là những bộ đồ ngắn, nhẹ, không ôm sát và có độ thấm hút mồ hôi tốt. Nhờ đó, trong quá trình tập luyện bạn sẽ không gặp khó khăn khi di chuyển thường xuyên và nhanh chóng.

Thay vì lựa chọn các loại giày hiện đại, thương hiệu cao cấp thì bạn nên mua những đôi giày dành riêng cho môn thể thao cầu lông. Những đôi giày chuyên dụng này sẽ tối đa tốc độ di chuyển trên sân, có khả năng bám dính và chống trượt tốt, hạn chế các chấn thương cho người chơi. Kích thước của giày nên được lựa chọn chính xác với chân của bạn để có thể tối ưu hóa các công năng của nó.

Cầu lông là môn thể thao phải hoạt động rất nhiều, do đó khi tập luyện không thể tránh khỏi tình trạng đổ mồ hôi. Để khắc phục tình trạng đó, bạn có thể sử dụng băng chặn mồ hôi để ngăn không cho mồ hôi chảy từ trán xuống mắt hoặc từ tay xuống cán vợt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại dụng cụ quấn cán vợt bằng vải để giải thiểu mồ hôi hoặc quấn cán vợt bằng nhựa để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc.

Một trong những dụng cụ nên có và rất cần thiết cho bạn đó chính là chiếc balo cầu lông. Thay vì phải cầm xách nhiều đồ dụng lỉnh kỉnh trên tay thì bạn có thể sử dụng một chiếc balo với dung tích lớn để đựng tất cả vật dụng bao gồm vợt cầu lông, quả cầu lông, trang phục, đồ bảo hộ hoặc các vật dụng cần thiết khác.

Mua dụng cụ cầu lông ở đâu?

Dụng Cụ Thể Dục là đơn vị bán dụng cụ cầu lông chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam. Ở cửa hàng chúng tôi có bán đầy đủ các dụng cụ dùng cho tập luyện và thi đấu môn cầu lông như vợt cầu lông, quả cầu lông, trụ cầu lông, lưới cầu lông, ghế trọng tài cầu lông, thảm sân cầu lông,... Với sản phẩm đa dạng, chất lượng chính hãng, giá thành rẻ và có dịch vụ giao hàng trên toàn quốc thì Dụng Cụ Thể Dục luôn là sự lựa chọn số 1 cho mọi người khi có nhu cầu mua dụng cụ cầu lông.

Quý khách hàng khi có nhu cầu mua dụng cụ cầu lông có thể đặt hàng online trực tiếp trên website của chúng tôi hoặc gọi điện đặt hàng qua số hotline 0969131990. Cửa hàng Dụng Cụ Thể Dục rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Đọc thêm

Câu hỏi thường gặp

Bộ môn cầu lông có rất nhiều dụng cụ và phụ kiện. Một số dụng cụ cơ bản nhất có thể kể ra như vợt cầu lông, quả cầu lông, trụ lưới cầu lông, quấn cán vợt cầu lông, máy căng vợt cầu lông, giày cầu lông,...

Cũng như nhiều bộ môn khác, dụng cụ chơi cầu lông rất đa dạng và có nhiều mức giá khác nhau. Rẻ nhất chỉ khoảng vài chục nghìn (quả cầu lông) và cao nhất có thể lên đến vài chục triệu đồng (máy căng vợt hoặc thảm sân cầu lông).

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 0969131990.

Có. Khi quý khách mua dụng cụ cầu lông tại Dụng cụ Thể dục thì chúng tôi có dịch vụ vận chuyển và giao hàng tại nhà.

0939 987 456