Dụng Cụ Bóng Đá

Để có thể tham gia tập luyện, huấn luyện hoặc thi đấu chuyên nghiệp bộ môn bóng đá thì chúng ta cần phải sử dụng đến các dụng cụ bóng đá chuyên dụng. Ngày nay, dụng cụ môn bóng đá được bán ra ở trên thị trường với rất nhiều sản phẩm, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng và có nhiều mức giá khác nhau. Nếu đang có nhu cầu mua dụng cụ bóng đá, hãy liên hệ với Dụng Cụ Thể Dục qua số điện thoại 0969131990 để được tư vấn, báo giá và đặt hàng nhanh nhất.

Dụng cụ bóng đá là gì?

Dụng cụ bóng đá là tên gọi chung của tất cả các sản phẩm, phụ kiện được thiết kế chuyên dụng và có chức năng dùng để tập luyện, thi đấu bộ môn bóng đá. Hiện nay, dụng cụ dùng cho môn bóng đá rất đa dạng và một số dụng cụ cơ bản nhất có thể kể ra đó là quả bóng đá, lưới và khung thành bóng đá, quần áo bóng đá, giày bóng đá, găng tay bóng đá, các dụng cụ bảo hộ (băng ống chân, băng gót chân, băng cổ chân, băng đầu gối), các dụng cụ dùng cho trọng tài bóng đá (còi trọng tài, thẻ trọng tài, cờ trọng tài biên, đồng xu trọng tài, bảng thay người) và các dụng cụ dùng cho huấn luyện (nấm chiến thuật, sa bàn chiến thuật, thang dây bóng đá, khung tập kỹ thuật bóng đá, hàng rào đá phạt),...

Dụng cụ bóng đá

Dụng cụ bóng đá

Thực tế, các dụng cụ bóng đá được bán trên thị trường hiện nay chủ yếu là sản phẩm sản xuất trong nước và chỉ một số lượng nhỏ là nhập khẩu từ nước ngoài. Các thương hiệu lớn chuyên sản xuất dụng cụ bóng đá có thể kể đến như Động Lực, Vifasport và Sodex Sport. Về giá bán, giá của các dụng cụ bóng đá có mức dao động khá lớn, từ khoảng vài chục nghìn đồng cho đến vài chục triệu đồng, tùy vào sản phẩm và thương hiệu sản xuất cụ thể.

Các dụng cụ bóng đá cơ bản

Có thể nói, bóng đá là bộ môn thể thao có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ cho quá trình tập luyện lẫn thi đấu. Ở trong mục tiếp theo này, Dụng Cụ Thể Dục xin giới thiệu tới mọi người danh sách những dụng cụ bóng đá cơ bản nhất. Cụ thể gồm:

1. Quả bóng đá

Quả bóng đá là một dụng cụ và cũng là một biểu tượng cho môn thể thao bóng đá. Khi mới xuất hiện, quả bóng được làm từ các chất liệu tự nhiên thô sơ nhưng với sự phát triển của thời đại hiện nay, quả bóng đá đã được cải tiến và nâng cấp hơn. Cấu tạo của một quả bóng đá được làm từ 32 tấm da ngũ giác và lục giác đan xen lẫn nhau tạo thành một hình cầu. Các tấm da này thường được làm từ polyester hoặc poly-cotton.

Để phân biệt các quả bóng đá với nhau thì người ta dựa trên kích thước và mục đích sử dụng. Nếu dựa vào kích thước, bóng đá sẽ có 5 size gồm:

  • Size 1: Quả bóng cỡ này thường được gọi là bóng mini với chu vi chỉ khoảng 18-20 inch và có trọng lượng khá nhẹ. Tuy nhiên, loại bóng này không được sử dụng trong thi đấu mà chỉ dùng trong trò chơi.
  • Size 2: Bóng size 2 có chu vi khoảng 22 inch và trọng lượng 280 gram, thường dùng cho trẻ em từ 3-6 tuổi. Trong nhiều trường hợp, bóng size 2 cũng được sử dụng để các cầu thủ bồi dưỡng kỹ năng chân.
  • Size 3: Cỡ bóng này có chu vi khoảng 23-24 inch và trọng lượng khoảng 311-340 gram. Đây được xem là loại bóng nhỏ nhất được sử dụng trong thi đấu, bóng phù hợp cho các cầu thủ trẻ tuổi từ 6-9 tuổi.
  • Size 4: Những quả bóng size 4 có chu vi khoảng 25-26 inch và nặng khoảng 340-369 gram, phù hợp dùng cho trẻ từ 9-11 tuổi và được sử dụng rất phổ biến trong các sân Futsal, những bề mặt cứng, sàn gạch,...
  • Size 5: Đây là size bóng sử dụng cho các giải bóng đá sân 11 người FIFA. Nó có chu vi 27-28 inch và nặng khoảng 397-453 gram. Theo quy định thì quả bóng đá size 5 phù hợp cho các cầu thủ trên 12 tuổi.

Quả bóng đá

Quả bóng đá

Nếu dựa vào tiêu chuẩn mục đích sử dụng thì quả bóng đá có các loại cơ bản sau:

  • Quả bóng đá dành cho sân 11 người (size 5)

Đối với các sân thi đấu bóng đá tiêu chuẩn trên thế giới, theo quy định của FIFA, trận đấu đó phải sử dụng bóng size 5 (size bóng lớn nhất trong hệ thống bóng đá). Quả bóng này phải có độ nảy lớn, độ đàn hồi cao, trọng lượng nhẹ và có bao gồm 2 bộ phận chính là:

- Vỏ bóng: Thường được làm từ chất liệu PVC, Polyurethane hoặc chất liệu tổng hợp. Phần vỏ bóng phải được cố định chặt với phần ruột bóng để tạo nên một khối chắc chắn.

- Ruột bóng: Phần lớn ruột bóng được làm từ cao su giúp tăng tính đàn hồi; còn phần nhựa mủ giúp bóng có độ mềm mại tốt và tránh bị bay khí trong ruột ra ngoài làm xẹp bóng.

  • Quả bóng đá dành cho sân 7-9 người (size 5)

Tương tự với các kích thước của quả bóng tiêu chuẩn dành cho sân 11 người nhưng đối với sân 7 hoặc 9 người, khi tập luyện trên sân đấu có cỏ xấu hoặc cỏ nhân tạo thì phải sử dụng quả bóng có độ nảy thấp hơn. Vì diện tích sân ở mức trung bình và nhỏ hơn so với sân 11 người do đó, bóng thường được đúc bằng cao su nguyên khối và có phủ một lớp giảm nảy bên ngoài vỏ bóng. Điều này giúp bóng nặng hơn và giảm độ nảy bóng để các cầu thủ dễ dàng điều chỉnh tốc độ và lực đá trong sân.

  • Quả bóng đá dành cho sân 5 người (size 4)

Đối với các sân bóng nhân tạo, sân futsal với không gian thi đấu nhỏ chỉ phù hợp cho 5 cầu thủ mỗi đội thi đấu thì bóng sẽ được sử dụng là bóng size 4. Nhìn chung, các sân mini này thường có bề mặt sân khá cứng nên việc sử dụng bóng size 4 không nảy sẽ thích hợp hơn. Tuy nhiên, nhằm tăng ma sát cho bóng trên sân, quả bóng này được phủ một lớp da lộn hoặc nỉ ở vỏ ngoài bóng. Cấu tạo của quả bóng size 4 thường khá nặng và cứng, nó làm giảm tốc độ bay của bóng để tương thích với kích thước sân nhỏ và hẹp.

2. Khung thành bóng đá

Khung thành bóng đá là một dụng cụ không thể thiếu trong bất cứ sân đá bóng nào. Khung thành thường được lắp đặt ở vị trí biên cuối của 2 phần sân, nó là phần khung thành đại diện cho mỗi đội. Trong thi đấu, các cầu thủ đều cùng nhắm tới mục tiêu là đưa bóng vào khung thành của đội đối phương hay còn gọi là ghi bàn. Cấu tạo của khung thành khá đơn giản chỉ bao gồm 1 thanh xà ngang và 2 cột dọc. Tuy nhiên, đối với từng sân thi đấu khác nhau khung thành bóng đá cũng được phân thành nhiều loại với các kích thước khác nhau.

  • Khung thành dành cho sân 11 người

Được sử dụng trong các giải đấu lớn, khung thành sân 11 người phải đạt đủ các yêu cầu về kích thước và hình dáng theo đúng quy chuẩn mà FIFA quy định, bao gồm:

- Chiều rộng khung thành bóng đá tính từ 2 mép trong của cột dọc là 7,32m

- Chiều cao khung thành tính từ mặt đất tới mép dưới của xà ngang là 2,44m

- Chiều sâu của khung thành là độ căng của lưới từ khung về sau bằng 1,5m

- Khung phải được làm từ kim loại dạng trụ tròn không có góc nhọn và có kích thước không quá 12cm

Khung thành bóng đá

Khung thành bóng đá

  • Khung thành dành cho sân 7-9 người

Đối với sân 7-9 người, khung thành bóng đá sẽ được thiết kế với kích thước nhỏ hơn như sau:

- Chiều rộng khung thành là 6m tính từ 2 mép trong của cột dọc

- Chiều cao khung là 2.1m tính từ mặt đất đến mép dưới xà ngang

- Chiều sâu khung thành là 1.2m được tính từ cột dọc lùi về phía sau

- Chiều sâu sẽ giảm dần khi càng lên cao phía xà ngang, tạo thành một hình thang

- Khung thành làm từ ống có độ rộng của xà ngang và cột dọc không được quá 12cm

  • Khung thành dành cho sân 5 người

Kích thước của sân mini 5 người là kích thước sân nhỏ nhất, do đó khung thành dành cho loại sân này cũng được thiết kế với kích cỡ nhỏ như sau:

- Chiều rộng khung thành là 3m

- Chiều cao khung thành là 2m

- Chiều sâu khung thành là 1.2m

- Cột dọc và xà ngang có cùng kích thước, rộng không quá 8cm

Lưu ý: các loại khung thành thường được làm từ chất liệu kim loại, gỗ hoặc nhựa tổng hợp miễn là được đảm bảo an toàn cho cầu thủ và được sơn màu trắng để giúp các cầu thủ dễ dàng nhận diện.

3. Lưới bóng đá

Lưới thường là một phụ kiện đi kèm với bộ khung thành nên lưới sẽ có kích thước phù hợp với từng loại khung thành khác nhau. Về cơ bản, để được sử dụng trong các trận thi đấu FIFA quy định các loại lưới khung thành phải đạt đủ những tiêu chí sau đây:

  • Chất liệu lưới: HDPE
  • Màu sắc lưới: trắng
  • Kích thước mắt lưới: 12x12cm
  • Đường kính sợi lưới: khoảng 3-4mm
  • Tỉ lệ UV: >2%

Lưới bóng đá

Lưới bóng đá

4. Quần áo bóng đá

Khi tham gia trong các trận đấu bóng đá, các cầu thủ phải mặc những trang phục theo quy chuẩn của FIFA, cụ thể:

  • Đối với áo:

- Áo bóng đá có thể là loại áo dài tay hoặc ngắn tay nhưng tuyệt đối không được mặc áo ba lỗ

- Phía sau lưng của áo bóng đá phải ghi rõ ràng số và tên của cầu thủ

- Vị trí, kích thước của logo đội bóng, nhà tài trợ, giải đấu phải tuân theo quy định của từng giải đấu

  • Đối với quần:

- Độ dài của quần thường phải ngắn trên đầu gối, riêng thủ môn thì được phép mặc quần dài

- Quần thi đấu bóng đá phải được in số tương tự với áo ở mép quần

- Màu sắc: các cầu thủ trong một đội phải đồng nhất một màu sắc trang phục khi thi đấu trừ thủ môn, đặc biệt quần và áo thi đấu của hai đội không được trùng màu nhau.

5. Giày bóng đá

Hiện nay, giày bóng đá được chia làm 3 loại chính phù hợp cho từng loại sân thi đấu, bao gồm:

  • Giày bóng đá sân cỏ tự nhiên: đối với các sân thi đấu ngoài trời cỏ tự nhiên thì cầu thủ thường ưu tiên sử dụng giày đinh kim loại hoặc giày đinh nhựa liền.

- Giày đinh kim loại: loại giày này được thiết kế bao gồm các hàng 6 đinh kim loại gắn với mặt đế nhựa của giày, loại đinh này có thể tháo rời và thay thế. Ở các sân đấu có phần đất mềm và cỏ cao khoảng 1cm, sử dụng giày đinh kim loại sẽ giúp các cầu thủ chạy vững và trụ được chắc hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của loại giày này là dễ gây thương tích khi va chạm.

- Giày đinh nhựa liền: có phần đinh gắn liền với đế giày, không thể tháo gỡ. Với số lượng đinh nhiều hơn, khi sử dụng giày này các cầu thủ có thể phân bố lực đều và di chuyển linh hoạt hơn trên sân có đất nền khô hoặc bị nện chặt, cỏ cao thấp không đều nhau.

Giày bóng đá

Giày bóng đá

  • Giày bóng đá sân cỏ nhân tạo: sân cỏ nhân tạo thường có kết cấu chặt và cứng hơn bởi nó được cấu thành từ 2 lớp là cỏ nhân tạo và đất nền hoặc bê tông. Có hai loại giày phù hợp với loại sân nhân tạo:

- Giày đinh tán: đinh của giày thường được làm từ nhựa tổng hợp với kích thước lớn, được phân bố đều nhau. Nó có khả năng bám bề mặt tốt giúp hạn chế trượt ngã khi chạy và tranh chấp bóng.

- Giày đinh dăm: loại giày bóng đá này có số lượng đinh nhiều, nhỏ và ngắn. Thông thường thì loại giày này có độ mềm mại hơn so với giày đinh tán; phù hợp với loại sân có lớp cỏ nhân tạo mỏng.

  • Giày đá bóng Futsal: bề mặt sân futsal thường được làm từ chất liệu cao su tổng hợp. Vì thế, khi thi đấu trên sân này, các cầu thủ thường sử dụng loại giày có phần đế dày hơn để tạo độ êm trên nền cứng. Loại giày futsal có thể có gai hoặc không có gai tùy theo nhu cầu sử dụng của cầu thủ.

6. Bọc ống chân

Khi thi đấu, không thể tránh khỏi các tình huống va chạm gây chấn thương, nhất là đối với các cầu thủ sử dụng giày đinh. Bọc ống chân là một dụng cụ dùng để bảo vệ ống chân của cầu thủ khỏi các tổn thương đó. Do đó, theo quy định của FIFA các cầu thủ hoàn toàn có thể sử dụng bọc ống chân nhưng phải đảm bảo vài yêu cầu sau:

  • Bọc ống chân phải được mang bên trong và phủ kín bởi lớp tất dài
  • Bọc phải làm từ chất liệu: cao su, plastic hoặc các chất liệu tương tự

7. Găng tay thủ môn

Găng tay là một dụng cụ mà chỉ có thủ môn mới được phép sử dụng trong thi đấu. Bởi vì thường xuyên phải sử dụng tay để bắt những trái bóng với lực sút rất mạnh, các thủ môn phải sử dụng găng tay để hạn chế các tổn thương cho bàn tay và ngón tay. Về cơ bản, găng tay thủ môn thường được thiết kế với mút mềm bên trong và bề mặt cứng cáp bên ngoài để bao bọc các ngón tay và giảm thiểu lực tác động của trái bóng.

Găng tay thủ môn

Găng tay thủ môn

8. Còi trọng tài bóng đá

Còi trọng tài được coi là một công cụ giao tiếp giữa trọng tài và các cầu thủ trên sân. Mỗi tiếng còi trọng tài đều ứng với một hiệu lệnh khác nhau, tùy vào tình huống trên sân mà các trọng tài sẽ báo hiệu còi theo cách tương ứng. Tiếng còi có thể là hiệu lệnh buộc các cầu thủ phải dừng lại hoặc là tiếng báo hiệu để bắt đầu một cú phát bóng mới hay là sự tạm dừng trận vì có các cầu thủ va chạm, đụng độ lẫn nhau. Trên sân thi đấu, còi chỉ được sử dụng duy nhất bởi trọng tài người mà điều khiển trận đấu.

9. Cờ trọng tài biên bóng đá

Ngoài sự xuất hiện của trọng tài chính trong sân, còn có 2 trọng tài biên đứng ở vị trí ngoài sân để theo dõi và thực thi các luật lệ của bóng đá. Các trọng tài này là cánh tay đắc lực cho trọng tài chính, họ quan sát và thông báo cho trọng tài chính những diễn biến quan trọng của trận đấu, đồng thời là người góp ý và hỗ trợ khi cần đưa ra các quyết định.

Trong trận đấu, trọng tài biên sẽ sử dụng cờ để thông báo các tình huống như sau:

  • Khi có cầu thủ vi phạm luật việt vị: trọng tài biên sẽ phất cờ thẳng đứng sau đó đưa về phía trước mặt song song với mặt đất.
  • Khi xảy ra tình huống phạt góc: trọng tài biên dùng cờ chỉ thẳng vào đường cung phạt góc ở phía sân bên kia.
  • Khi xảy ra tình huống ném biên: trọng tài biên phất cờ chéo sau đó đưa cờ song song với mặt đất, cờ chỉ về bên đội nào thì đội còn lại sẽ được thực hiện ném biên.
  • Phát hiện lỗi: trọng tài biên phất cờ thẳng đứng sau đó đưa cờ song song với mặt đất, cờ hướng về phía nào thì đội đó phạm lỗi (chỉ thực hiện trong tình huống trọng tài chính không kịp quan sát).
  • Khi có đội bóng muốn thay người: trọng tài biên cầm hai đầu lá cờ đưa lên cao 5-10s, khi này trọng tài chính sẽ thổi còi ngừng trận đấu để thay người.

Cờ trọng tài biên bóng đá

Cờ trọng tài biên bóng đá

10. Đồng xu trọng tài

Trước mỗi trận đấu bóng đá, trọng tài sẽ tung một đồng xu có hai mặt tượng trưng cho hai đội bóng. Sau khi tung đồng xu, đồng xu hiển thị mặt của đội bóng nào thì đội bóng đó được quyền phát bóng trước. Theo quy định của FIFA, một đồng xu bóng đá phải đạt yêu cầu như sau:

  • Chất liệu: được làm từ kim loại và lớp vỏ bên ngoài là nhựa cao cấp
  • Đường kính: 32mm. Có 2 mặt với màu sắc và biểu tượng khác nhau

11. Bảng thay người bóng đá

Trong khi thi đấu, các đội bóng có quyền được thay người để thay đổi chiến thuật hoặc thay thế các cầu thủ bị chấn thương, cầu thủ bị giảm thế lực, thủ môn bị thẻ đỏ hoặc thậm chí là thay người để kéo dài thời gian,... Khi thay người, bảng thay người sẽ được đưa lên cao và thông báo cho các trọng tài biên lẫn trọng tài chính. Thông thường, bảng thay người được làm từ nhựa và có bao gồm 2 mặt số từ 00-99 tượng trưng cho số áo của cầu thủ ra sân và cầu thủ thay thế vào sân.

12. Nấm chiến thuật bóng đá

Nấm chiến thuật là một dụng cụ hỗ trợ, giúp các cầu thủ tập luyện và bồi dưỡng các kỹ năng linh hoạt của cơ thể. Nấm chiến thuật thường được làm từ loại nhựa cao cấp, có độ dẻo và độ bền tốt. Thiết kế nấm có hình dạng những trụ tròn với đầu nhỏ và có màu sắc đa dạng.

Nấm chiến thuật bóng đá

Nấm chiến thuật bóng đá

13. Sa bàn chiến thuật bóng đá

Đây là một dụng cụ giúp các huấn luyện viên mô phỏng sân thi đấu để có thể dễ dàng bố trí đội hình và vị trí của các cầu thủ trên sân tập luyện cũng như thi đấu. Hai bộ quân cờ 11 số với hai màu sắc khác nhau biểu thị cho số lượng cầu thủ trên sân, nó được thiết kế từ các cục nam châm nhỏ do đó có thể bám trên sà bàn chắc chắn. Các huấn luyện viên sử dụng sa bàn này để lên kế hoạch và chiến thuật thi đấu cho toàn đội nhờ đó các cầu thủ có thể bám sát chiến thuật trong trận đấu.

14. Thang dây tập bóng đá

Đây cũng là một dụng cụ bổ trợ cho quá trình tập luyện và rèn luyện thể lực cho các cầu thủ. Thang dây thường được làm từ chất liệu nhựa với kết cấu bởi hai dây dọc hai bên và các nấc thang ngang. Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể mua loại thang dài 3m, 5m, 6m, 7m, 8m,... Các loại thang dây có độ bền tốt, khả năng chịu lực cao và có thể giữ độ ổn định ở điều kiện ngoài trời. Bạn có thể sử dụng thang dây linh hoạt nhiều vị trí hoặc cố định.

15. Khung tập kỹ thuật bóng đá

Khung tập kỹ thuật là một dụng cụ tập luyện giúp các cầu thủ tăng độ linh hoạt và dẻo dai của cơ thể để đối mặt với bất cứ tình huống trên sân nào. Dụng cụ này có thiết kế khá đơn giản, gọn nhẹ và có thể di chuyển dễ dàng. Khung thường được làm bằng nhựa để hạn chế các chấn thương khi va chạm. Màu sắc và kích thước của khung cũng rất đa dạng cho bạn lựa chọn.

Khung tập kỹ thuật bóng đá

Khung tập kỹ thuật bóng đá

16. Cọc tập kỹ thuật bóng đá

Cọc thường được thiết kế bằng chất liệu nhựa dẻo với các màu sắc nổi bật giúp các cầu thủ tập luyện tăng cường tốc độ, vượt chướng ngại vật và cải thiện thể lực. Phần đế cọc là một hình bán cầu rỗng, có thể thêm cát hoặc nước vào để trụ đứng chắc chắn hơn. Trụ cao khoảng 1,5m với phần đỉnh trụ được gắn thêm một chiếc lá cờ.

Mua dụng cụ bóng đá ở đâu?

Dụng Cụ Thể Dục là địa chỉ bán dụng cụ bóng đá chính hãng, chuyên nghiệp và uy tín tại thị trường Việt Nam. Tại cửa hàng chúng tôi có bán đầy đủ tất cả các dụng cụ tập luyện, thi đấu môn bóng đá như quả bóng đá, khung gôn bóng đá, giày đá bóng, nấm chiến thuật, thẻ trọng tài, cờ và còi trọng tài,... Với sản phẩm đa dạng, giá thành rẻ nhất và có dịch vụ giao hàng tại nhà trên toàn quốc thì Dụng Cụ Thể Dục luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng khi có nhu cầu mua dụng cụ bóng đá.

Quý khách hàng khi có nhu cầu mua dụng cụ môn bóng đá có thể đặt hàng online trực tiếp trên website của chúng tôi hoặc gọi điện đặt hàng qua số hotline 0969131990. Cửa hàng Dụng Cụ Thể Dục rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Đọc thêm

Xem thêm Xem thêm Xem thêm
Câu hỏi thường gặp

Bộ môn bóng đá có rất nhiều dụng cụ và những dụng cụ cơ bản nhất có thể kể đến đó là quả bóng đá, khung thành bóng đá, lưới bóng đá, quần áo bóng đá, giày đá bóng, trụ cờ góc, còi trọng tài, bộ thẻ trọng tài, nấm chiến thuật,...

Có. Chúng tôi có xuất hóa đơn cửa hàng cho khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn.

Có. Khi mua sản phẩm tại Dụng cụ Thể dục, chúng tôi có dịch vụ vận chuyển và thu tiền tại nhà trên toàn quốc.

Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng hoặc liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0969131990.

 

0939 987 456