Pressing là một kỹ thuật, chiến thuật bóng đá được sử dụng rất phổ biến trong những năm trở lại đây và đã có nhiều đội bóng “lên ngôi” với lối chơi Pressing. Ở chủ đề bài viết hôm nay của Dụng Cụ Thể Dục, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hay liên quan đến chiến thuật Pressing trong môn bóng đá. Xin mời mọi người cùng tìm hiểu nhé !
Bóng đá Động Lực UHV 2.05 số 5 chính hãng được may tròn đều, cực bền từ da PU, độ nảy chuẩn và phù hợp sử dụng cho tập luyện thi đấu môn bóng đá.
Pressing là gì?
Pressing là một từ tiếng Anh và nếu dịch sang tiếng Việt thì nó mang ý nghĩa là đè nén, chèn ép. Trong bóng đá, lối chơi Pressing được hiểu đơn giản là cách mà các cầu thủ tạo áp lực cho đối thủ của mình. Tưởng chừng chiến thuật chơi này đã dần mai một, nhưng trong những năm gần đây Pressing lại trở thành một cơn sốt được nhiều đội bóng sử dụng. Nó trở thành một thuật ngữ không thể thiếu trong các trận thi đấu bóng đá.
Pressing là gì?
Thông thường, ở trong các trận đấu bóng đá, đội bóng nào không sở hữu bóng hoặc ít được sở hữu bóng sẽ dùng chiến thuật Pressing để tạo áp lực cho đội bạn, nhằm giành lại ưu thế và lấy lại bóng về đội mình. Mặc dù, Pressing mang lại khá nhiều lợi ích nhưng trong nhiều trường hợp cụ thể thì nó vẫn có thể gây ra tình huống gậy ông đập lưng ông nếu cầu thủ không áp dụng tốt chiến thuật này.
Nguồn gốc và sự phổ biến của Pressing
Theo nhiều nguồn tài liệu thì chiến thuật Pressing đã xuất hiện từ những năm nửa cuối thập niên 60, khi mà những trận đấu bóng đá đã ngày càng trở nên phổ biến và thể lực của các cầu thủ thì cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng Ernst Happel - một huyền thoại người Áo mới chính là người khai phá ra lối chơi Pressing này. Năm 1970, ông đã dẫn đội bóng Feyenoord của mình dành chức vô địch C1 với đội hình gồm 2 yếu tố chính là bẫy việt vị và Pressing. Cho đến khi Happel mất, người ta vẫn luôn ghi nhớ đến hình ảnh của ông gắn liền với chiến thuật Pressing năm nào.
Nguồn gốc lối chơi Pressing
Khi bộ môn bóng đá trở nên phổ biến thì thuật ngữ Pressing cũng được biết đến nhiều hơn. Hiểu theo cách đơn giản, khi một cầu thủ đang gặp bất lợi, họ sẽ dùng Pressing như một chiến thuật để luồn lách, cướp bóng,... để lật lại tình huống. Bên cạnh đó, cầu thủ bị Pressing cũng có thể dùng những cách thức khác để “thoát Pressing” và tăng thế chủ động cho chính mình. Do đó, có thể nhận định rằng, Pressing vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu.
Mặc khác, trong giới thể thao, Pressing còn được hiểu với một ý nghĩa khác, đó là cẩm nang thoát thân trong những câu hỏi khó. Các cầu thủ bóng đá hay cả những fan hâm mộ thường dùng Pressing để đưa ra những câu trả lời mượt mà trước những câu hỏi khắt khe của bình luận viên, phóng viên. Nó không chỉ giúp cầu thủ đối phó với những tình huống khó mà còn tạo ra hàng loạt khoảnh khắc thú vị.
Các kiểu Pressing phổ biến trong bóng đá
Pressing là một thuật ngữ mang ý nghĩa khá rộng, trong mỗi trường hợp khác nhau chiến thuật này lại được sử dụng theo những cách khác nhau. Để hiểu hơn về ý nghĩa Pressing là gì thì Dụng Cụ Thể Dục sẽ giới thiệu cho bạn những kiểu đá Pressing phổ biến nhất trong các mục dưới đây. Cụ thể:
1. Chiến thuật Pressing tầm cao
Chiến thuật này được sử dụng khi đội bóng muốn giành ưu thế ngay trên phần sân đối phương và nhanh chóng triển khai bóng, ghi bàn vào lưới đối thủ. Để áp dụng chiến thuật Pressing tầm cao, 11 cầu thủ trên sân sẽ chia thành 2 nhóm. Trong đó, một nửa đội bóng sẽ tập trung ở phần sân đối phương và một nửa còn lại sẽ đứng tại các vị trí bất kỳ trên sân. Cách sắp xếp đội hình này giúp các cầu thủ dễ dàng quan sát bóng và kết hợp với đồng đội để giành lấy quả bóng rồi nhanh chóng triển khai tấn công.
Pressing tầm cao
2. Chiến thuật Pressing tầm thấp
Tương tự, chiến thuật Pressing tầm thấp này cũng cần sự góp sức của cả đội bóng. Nó được thực hiện để tạo áp lực cho đối phương khi quả bóng đang nằm ở 1/3 phần sân nhà của đội mình. Với chiến thuật này, đội bóng sẽ tạo thành một khối linh hoạt, di chuyển đều để đối thủ không thể tấn công và một khi cầu thủ chiếm được bóng thì họ sẽ ngay lập tức di chuyển sang sân của đối phương để phản công. Lối chơi Pressing tầm thấp này phù hợp cho các đội bóng có lối đá phòng ngự phản công.
Pressing tầm thấp
3. Chiến thuật Pressing tầm trung
Đây là một chiến thuật được đánh giá là có hiệu quả cao và an toàn cho khung thành đội nhà. Với lối chơi Pressing tầm trung, áp lực sẽ được dồn vào giữa sân. Đội bóng được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm sẽ di chuyển lên phần sân của đối phương và 1 nhóm sẽ tạo thành đội hình phòng ngự trong sân nhà. Khi bóng đang được dắt bởi đối thủ thì cả đội sẽ cùng nhau tấn công để giành bóng. Còn khi đang ở thế chủ động trên sân, họ sẽ nhanh chóng triển khai tấn công và ghi bàn.
Pressing tầm trung
4. Chiến thuật Pressing khu vực
Thực tế, kiểu chơi Pressing này không áp dụng xuyên suốt trận đấu mà chỉ được thực hiện trong một vài trường hợp hoặc đối với một vài cầu thủ nhất định. Thường thì cách này được áp dụng để dồn đối phương đưa bóng về biên hoặc về gôn và hạn chế các hướng xử lý của họ. Pressing khu vực sẽ rất hiệu quả khi bạn áp dụng nó trước một đội bóng chậm chuyển đổi hoặc cầu thủ đội bạn không thoải mái với bóng dưới chân (không có khả năng cầm bóng).
Pressing khu vực
Ưu nhược điểm của lối chơi Pressing
Như đã đề cập ở phía trên, chiến thuật Pressing có thể mang lại những lợi thế nhất định cho đội bóng nhưng cũng có thể là lỗ hổng giúp đối phương tận dụng và lật ngược tình huống. Do đó, bất cứ khi nào sử dụng chiến thuật Pressing trên sân thi đấu, các cầu thủ đều phải chủ động để giành ưu thế. Theo các huấn luyện viên bóng đá, lối chơi Pressing có một số ưu nhược điểm như sau:
- Ưu điểm của lối chơi Pressing:
- Nó tạo được áp lực lên đối phương và khiến họ có cảm giác bị uy hiếp nên dễ dàng làm mất bóng.
- Nếu tận dụng tối đa Pressing, đội bóng có thể tạo ra các đường bóng đẹp và hiệu quả ghi bàn cao.
- Giúp đội bóng tạo được thể chủ động trên sân, khả năng kiểm soát bóng cao hơn, dễ ghi bàn hơn.
- Khả năng phòng thủ và phản công của đội bóng cũng hiệu quả hơn.
Ưu nhược điểm của lối chơi Pressing
- Nhược điểm của lối chơi Pressing:
- Sử dụng lối chơi Pressing cho đội sẽ khiến cho cầu thủ dễ mất sức và tiêu hao nhiều thể lực do phải vận động nhiều.
- Nếu không cẩn thận để cho đối phương thoát khỏi vòng vây thì sẽ không bảo vệ được khung thành và dễ bị ghi bàn.
- Nếu đối phương chơi bóng trực diện, chỉ chuyền bóng chéo hoặc trực diện thì rất khó giành được bóng khi chơi Pressing.
- Chiến thuật Pressing đòi hỏi sự phối hợp giữa các thành viên trong đội và chiến thuật xử lý tình huống thật sự nhanh nhạy.
Cách thoát Pressing trên sân đấu
Về cơ bản, Pressing được chia làm 2 cách triển khai như sau:
- Tấn công bất ngờ, đàn áp trực tiếp làm đối thủ hoang mang và giành bóng.
- Tiến hành khóa chặt các hướng chuyền bóng của đối phương và giành bóng.
Dựa vào lối chơi của Pressing, có thể hiểu rằng đây là đội hình đá bóng thu hẹp. Nghĩa là khi đối phương có ý định tấn công hay phản công thì đều không có cơ hội bởi họ đã bị ép chặt trong không gian thu hẹp của đội hình. Điều này tạo ra áp lực khiến đối phương bị hạn chế các đường bóng và nằm trong thế bị động.
Cách thoát Pressing
Tuy nhiên, rào cản này vẫn có thể được tháo rời. Nhìn chung, Pressing một đội hình thu hẹp khiến không gian của đối bóng bị bóp chặt. Do đó, nếu muốn thoát được Pressing thì bạn chỉ cần mở rộng lại không gian và giành lại ưu thế. Hãy cố gắng đưa bóng ra ngoài biên thông qua các đường chuyền xa vượt tuyến, thậm chí là chuyền ra sau hậu vệ của đối phương, miễn là nhanh chóng phá vỡ vòng vây. Trong nhiều trường hợp, bạn cũng có thể gài bẫy đối phương, dẫn họ về một góc rồi tổ chức phản công ở hướng ngược lại. Bằng cách này, đối phương sẽ bị bất ngờ và không kịp phản công. Lúc này chính là cơ hội cho bạn tấn công và ghi bàn.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan đến lối đá Pressing đã được tổng hợp lại bởi Dụng Cụ Thể Dục. Hy vọng thông qua những chia sẻ ở trên, chúng tôi đã có thể giúp bạn hiểu hơn Pressing là gì và những ưu nhược điểm của chiến thuật Pressing này. Nếu bạn đang quan tâm tới các chủ đề thể thao hãy để lại bình luận, Dụng Cụ Thể Dục sẽ nhanh chóng giải đáp trong các bài viết lần sau. Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề thể thao thú vị nhé !