Bạn đang tự hỏi Squat là gì và các bài tập Squat tại nhà cho nam nữ như thế nào đúng cách để mang lại hiệu quả khi áp dụng nó vào lịch tập Gym của mình? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và giải đáp cho những thắc mắc liên quan đến bài tập Squat này qua chủ đề dưới đây bạn nhé !
Trên diễn đàn thể hình bạn Hạ Vi có hỏi: "Mình đang thắc mắc không biết Squat là gì?, luyện tập Squat có tác dụng gì? và tập Squat như thế nào đúng cách? Mong mọi người giải đáp giúp mình những thắc mắc này. Mình xin cảm ơn rất nhiều !".
Hạ Vi thân mến ! Squat là bài tập Gym nổi tiếng mà hầu hết những ai tham gia tập thể hình đều nắm rõ và áp dụng thường xuyên vào chương trình tập luyện. Thực tế, những thắc mắc liên quan đến Squat được Hạ Vi nêu ra ở trên là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu về bài tập Squat.
Để giúp Hạ Vị và mọi người có thể hiểu rõ hơn về Squat, hôm nay Dụng Cụ Thể Dục sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức hay liên quan đến bài tập này. Nào, hãy bắt đầu tìm hiểu cùng với chúng tôi bạn nhé !
Squat là gì?
Theo các chuyên gia thể hình, Squat được hiểu đơn giản là bài tập đứng lên ngồi xuống và nó tác động lên toàn bộ các nhóm cơ ở phần thân dưới của cơ thể. Trong cộng đồng Gymer, Squat được ví như "vua của các bài tập Gym" và nó có tác dụng giúp tăng kích thước vòng 3 nhanh chóng, phát triển cơ đùi hiệu quả. Ngoài ra, Squat còn đem lại rất nhiều lợi ích cho người tập như giúp tăng cơ giảm mỡ; giúp tăng sức bền; giúp xương khớp chắc khỏe; giúp gia tăng sức bền,...
Với bài tập Squat, nó có rất nhiều biến thế cách tập khác nhau, có thể sử dụng chính trọng lượng cơ thể để tập hoặc tập Squat với các dụng cụ tập Gym chuyên dụng. Thực tế, Squat phù hợp để áp dụng cho nhiều đối tượng và nhiều mục đích tập luyện khác nhau, nhất là những người đang mong ước sở hữu cho mình cặp mông căng tròn, quyến rũ.
Squat là gì?
Tác dụng của tập Squat là gì?
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về bài tập Squat và thống kê qua các tác dụng cơ bản của bài tập này đối với những người tập luyện Squat thường xuyên. Các huấn luyện viên thể hình cho rằng, Squat là một bài tập Gym cơ bản nhưng nó mang đến cho người tập rất nhiều lợi ích cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần. Dựa theo chia sẻ từ HLV và cả của những người thường xuyên áp dụng bài tập Squat, dưới đây là những tác dụng của Squat đã được chúng tôi tổng hợp lại:
- Giúp tăng vòng 3 hiệu quả
Tăng kích thước vòng 3 nhanh chóng là tác dụng đầu tiên của Squat mà chúng ta sẽ đạt được và nó cũng chính là động lực tập luyện Squat của nhiều người. Toàn bộ các động tác trong bài tập Squat sẽ tác động chính lên nhóm cơ mông và nó sẽ giúp mông phát triển to lên, căng tròn hơn, trở nên săn chắc tự nhiên.
Đặc biệt, Squat giúp mông to căng tròn và tránh được tình trạng chảy xệ, nó rất hữu ích cho các chị em phụ nữ sau sinh hoặc người bước vào tuổi trung niên. Bí quyết để sở hữu thân hình quyến rũ, vòng 3 lôi cuốn và thu hút mọi ánh nhìn của nhiều chị em phụ nữ hiện nay đó là áp dụng tập luyện Squat thường xuyên.
- Tập Squat giúp giảm mỡ
Theo các phân tích khoa học, trên cơ thể con người, mỡ thừa vùng mông; đùi; bụng là khó đánh bay nhất và nó sẽ làm cho vóc dáng chúng ta trở nên xấu xí. Thực hiện Squat thường xuyên sẽ giúp mỡ mông và mỡ đùi được giảm đáng kể, đồng thời nó cũng tác dụng một phần lên vùng bụng và giúp thu nhỏ vòng eo.
Tập Squat đúng cách và trong một khoảng thời gian đủ dài sẽ giúp mỡ thừa trên cơ thể được đánh bay, để chúng ta có thể sở hữu cho mình vóc dáng thon gọn, săn chắc hơn. Squat chính là phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả cho tất cả chúng ta.
Tập Squat có tác dụng gì?
- Giúp tăng sức bền rất tốt
Lợi ích tiếp theo của bài tập Squat mà bạn có thể đạt được khi áp dụng tập luyện thường xuyên và đúng cách đó là nó có tác dụng giúp tăng sức bền hiệu quả. Squat không chỉ giúp chân bạn khỏe hơn, sức mạnh tổng thể được nâng lên mà còn giúp bạn sở hữu cho mình một trái tim khỏe mạnh và sức bền tăng đáng kể.
Thực tế, Squat là bài tập không thể thiếu đối với các VĐV thể thao như cầu thủ bóng đá, vận động viên điền kinh hay các tay đấm Boxing,... bởi nó giúp người tập bền bỉ và dẻo dai hơn rất nhiều.
- Tác dụng khác của Squat
Ngoài những tác dụng được thống kê ra ở trên thì tập Squat còn mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người tập như giúp tăng cơ hiệu quả; giúp xương khớp chắc khỏe và phòng tránh được các bệnh liên quan đến xương khớp; giúp phòng tránh một số bệnh như béo phì, tiểu đường và tim mạch,...; giúp cải thiện chức năng tiêu hóa trong cơ thể; giúp cơ thể linh hoạt hơn và tăng khả năng giữ thăng bằng; giúp da dẻ đẹp hơn, căng tràn nhựa sống; giúp tăng hàm lượng hormone Testosterone trong cơ thể nam giới; hay giúp giảm stress, căng thẳng,...
Những ai không nên tập Squat?
Mặc dù Squat được coi là bài tập Gym "thần thánh" và quan trọng trong bất kỳ chương trình tập luyện nào nhưng nó không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Cụ thể, tập Squat tiềm ẩn nguy cơ gây chấn thương cho xương khớp và nếu nằm trong những trường hợp dưới đây thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập:
- Những người có tiền sử bệnh tim thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xem mình có được tập luyện hay không?
- Người có chân, lưng hay cột sống yếu do từng bị gãy hay bị chấn thương về xương trước đây thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Các bạn đang trong quá trình điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp hay dây chằng thì không nên tập Squat bởi nó có thể ảnh hưởng đến vết thương.
Hướng dẫn tập Squat đúng cách.
Với những thông tin chia sẻ trên thì bạn đã hiểu kha khá về bài tập Squat rồi phải không? Tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách tập Squat đúng kỹ thuật. Thực tế, Squat là bài tập khá cơ bản và nó có rất nhiều cách tập luyện khác nhau, nếu thống kê ra đầy đủ thì số lượng bài tập biến thể có thể lên cả trăm bài.
Trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn hướng dẫn cách tập Squat cơ bản, với tư thế chuẩn và không cần dùng tới dụng cụ đi kèm. Cụ thể, nếu mới bắt đầu tập Squat thì bạn có thể áp dụng cho mình theo hướng dẫn sau:
- Bắt đầu bài tập bằng tư thế đứng thẳng, khoảng cách hai chân mở rộng bằng vai, ngón chân hướng ra hai bên một chút, lưng thẳng, đầu và mắt hướng về phía trước. Đầu ngẩng tự nhiên, không được phép cúi hoặc ngửa quá cao. Ngực hơi ưởn lên, vai mở rộng và bụng hơi hóp lại. Hai tay có thể đặt ở sau đầu, nắm đan vào nhau đặt trước ngực hoặc giơ thẳng ra trước ngực đều được.
- Hít vào, đẩy lùi hông và mông về phía sau. Đầu gối mở rộng, hướng thẳng hàng với mũi chân. Cố gắng giữ cho đầu gối không vượt quá mũi chân theo phương thẳng đứng để cơ đùi và hông phát triển tốt nhất. Lưng thẳng, lưng, vai và mông tạo thành 1 đường chéo từ trên xuống dưới. Mắt luôn nhìn về phía trước và hóp bụng lại. Di chuyển xuống cho tới khi đùi song song với sàn.
- Dừng lại một giây ở vị trí dưới cùng và sau đó thở ra, ấn mạnh hai chân xuống sàn để đứng lên và trở lại tư thế bắt đầu của bài tập. Dừng lại một chút ở vị trí trên cùng và lặp lại toàn bộ động tác để tiếp tục bài tập cho đến khi đạt đủ số lần yêu cầu.
Tập Squat đúng cách
Video hướng dẫn Squat đúng cách.
Với hướng dẫn thông qua lý thuyết và cả hình ảnh ở trên thì bạn đã nắm được cách tập Squat để có thể áp dụng nó vào chương trình tập của mình hay chưa? Nếu vẫn cảm thấy khó hiểu và khó áp dụng cho mình thì bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn tập Squat đúng cách được chia sẻ ngay ở bên dưới đây. Video này khá dễ hiểu nên bạn sẽ dễ dàng hơn để nắm được cách tập Squat chuẩn đấy !
Các lỗi thường gặp khi tập Squat.
Đến đây chắc mọi người đã nắm hết kỹ thuật chuẩn của bài tập Squat và đã có thể bắt đầu áp dụng nó vào chương trình rèn luyện của mình rồi đúng không? Mặc dù Squat là bài tập đơn giản và dễ dàng tập luyện nhưng trong thực tế, rất nhiều bạn mắc phải các lỗi khi mới bắt đầu áp dụng bài tập này vào cho mình.
Cụ thể, theo chia sẻ thêm từ các huấn luyện viên thể hình, khi thực hiện bài tập Squat thì những bạn mới tập luyện thường gặp phải một số lỗi cơ bản như sau:
- Dồn lực vào mũi chân
Nếu bạn chỉ tập trung lực ở mũi chân khi hạ người xuống thì cơ thể bạn sẽ mất cân bằng, tư thế tập lỏng lẻo và kém hiệu quả. Khi tập, hãy giữ chân thẳng, dồn lực vào gót chân và đặt toàn bộ bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Đây là cách đặt bàn chân tiếp xúc chuẩn khi thực hiện bài tập Squat.
Dồn lực vào mũi chân khi Squat
- Đầu gối chụm vào nhau
Để tập đúng kỹ thuật của bài tập Squat cơ bản này thì bạn hãy đặt hai chân song song, mở rộng đùi 20-30 độ và mũi chân hướng theo chiều mở gối. Tuyệt đối không chụm hai đầu gối vào nhau khi tập Squat.
Đầu gối chụm vào nhau khi Squat
- Không Squat xuống đủ sâu
Để bài tập tác động tối đa tới cơ đùi thì bạn cần Squat sâu nhất có thể, ít nhất là tới điểm đầu gối đạt góc 90 độ. Khi nhún xuống sâu, phần cơ mông và đùi sẽ làm việc hiệu quả hơn, giúp bạn nhanh chóng sở hữu vòng 3 và phần đùi săn chắc, nở nang.
Không Squat xuống đủ sâu
- Để lưng cong và cúi đầu
Trong toàn bộ bài tập Squat này hãy giữ sao cho vai, lưng và mông luôn thẳng 1 hàng. Cong lưng sẽ tạo áp lực lên các đĩa đệm cột sống, dễ gây chấn thương và đặc biệt nguy hiểm khi bạn tập Squat kết hợp với tạ nặng.
Lưng cong và cúi đầu khi Squat
Các bài tập biến thể của Squat
Như vậy là Dụng Cụ Thể Dục đã chia sẻ với bạn toàn bộ thông tin hữu ích liên quan đến bài tập Squat cơ bản được chúng tôi tổng hợp lại từ các HLV. Như đã nói qua ở phần đầu bài viết, Squat có cả trăm bài tập biến thể với cách thực hiện khác nhau, có thể tập kèm với dụng cụ tập Gym, với tạ hoặc tập tay không.
Trong mục cuối của chủ đề này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm cho bạn một số bài tập biến thể của Squat cơ bản đang được rất nhiều người áp dụng để tập luyện. Bạn có thể tìm hiểu thêm và áp dụng rèn luyện nhằm đa dạng hóa hệ thống bài tập Gym của mình nhé !
1. Bài tập Wall Squats.
Wall Squats là cách tập Squat đơn giản nhất, phù hợp để áp dụng cho người mới và nó giúp họ tập kỹ thuật chuẩn trước khi bước vào các kiểu Squat khó hơn. Với cách Squat này, bạn sẽ dựa vào bức tường khi tập và các bước thực hiện cơ bản cho Wall Squats như sau:
- Đứng dựa lưng vào tường, khoảng cách hai chân rộng bằng vai và gót chân cách tường khoảng 30cm.
- Hít vào, uốn cong đầu gối và hạ người xuống cho đến khi đùi song song với sàn. Lưu ý, lưng áp sát vào tường trong suốt chuyển động.
- Dừng lại một giây ở vị trí dưới cùng, sau đó thở ra và nâng cơ thể lên để trở về với tư thế bắt đầu bài tập.
- Lặp lại toàn bộ động tác để tiếp tục cho đến khi đạt đủ số lần.
Wall Squats
2. Bài tập Jump Squat.
Jump Squat là bài tập biến thể của Squat cơ bản có tác dụng giúp phát triển cơ đùi trước (chính) và các nhóm cơ phụ gồm cơ đùi sau, cơ mông, cơ bắp chân. Cách tập Squat này có cường độ cao hơn, tiêu tốn nhiều calo hơn và giúp giảm cân hiệu quả. Các bước thực hiện chi tiết cho bài tập Jump Squat này như sau:
- Đứng thẳng, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai mũi chân hơi hướng ra ngoài và hai tay để dọc hai bên thân người.
- Hít vào, thực hiện động tác Squat xuống cho đến khi đùi song song sàn nhà và đồng thời hai tay đưa cao lên trước ngực.
- Nhấn gót chân xuống sàn, căng cơ đùi và bật nhảy lên thật mạnh để bật thân người lên càng cao càng tốt. Đánh tay ra sau theo nhịp nhảy và nhớ thở ra khi thực hiện động tác này.
- Khi chân tiếp đất, tập tức chuyển cơ thể về tư thế Squat và lặp lại toàn bộ động tác để tiếp tục cho đến khi đạt đủ số lần.
Jump Squat
3. Bài tập Goblet Squat.
Goblet Squat là bài tập Squat với tạ đơn hay tạ bình, có tác dụng phát triển cơ đùi trước (chính) và các nhóm cơ phụ gồm đùi sau, cơ mông, bắp chân, cơ vai. Đây là kiểu tập Squat được rất nhiều người áp dụng tập tại nhà và tại phòng Gym chuyên nghiệp. Cách thực hiện chi tiết dành cho bài tập Squat này như sau:
- Giữ một quả tạ Kettlebell hoặc tạ Dumbbell trước ngực. Đứng thẳng, khoảng cách hai chân rộng hơn vai và mũi chân mở rộng sang 2 bên khoảng 30 độ. Lưng thẳng và mắt nhìn phía trước.
- Hít vào và bắt đầu đẩy hông ra sau, hạ người xuống. Nên hạ sâu hết mức có thể, tốt nhất là khi đùi sau chạm vào bắp chân để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, lưng, ngực và đầu thẳng.
- Dừng lại vài giây ở vị trí thấp nhất và sau đó thở ra, đẩy người trở lại vị trí ban đầu. Chú ý, dồn lực lên gót chân và không nhón gót khi tập. Lặp lại để tiếp tục cho đến khi đạt đủ số lần.
Goblet Squat
4. Bài tập Dumbbell Squat.
Dumbbell Squat là bài tập Squat với tạ tay, có tác dụng phát triển cơ đùi trước (chính) và các nhóm cơ liên quan gồm cơ cẳng chân, mông, đùi sau, lưng dưới. Với cách tập Squat này, bạn cần chuẩn bị cho mình hai quả tạ đơn có trọng lượng phù hợp. Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện Dumbbell Squat như sau:
- Đứng thẳng, cầm tạ ở cả hai bên tay và lòng bàn tay hướng về phía chân. Khoảng cách hai chân rộng ngang vai, mũi chân hướng về phía trước. Ngẩng đầu lên mọi lúc vì nhìn xuống có thể khiến bạn mất cân bằng và đây là vị trí bắt đầu của bài tập.
- Từ từ hạ thân xuống bằng cách co đầu gối, trong khi vẫn giữ thân người thẳng và ngẩng đầu. Tiếp tục xuống cho tới khi đùi song song với sàn. Nếu bạn tập đúng, phần trước đầu gối và mũi chân nên tạo thành một đường vuông góc với sàn. Nếu đầu gối vượt quá mũi chân theo phương thẳng thì sẽ tạo áp lực quá mức lên đầu gối và sai kỹ thuật.
- Dừng lại một giây ở vị trí dưới cùng. Thở ra, đẩy gót chân lên sàn và thẳng chân lên để trở lại vị trí bắt đầu. Lưu ý, hai tay cầm tạ để cố định trong suốt quá trình thực hiện bài tập.
- Lặp lại để tiếp tục cho đến khi đạt đủ số lần yêu cầu.
Dumbbell Squat
5. Bài tập Barbell Squat.
Barbell Squat (Squat với tạ đòn) là bài tập có tác dụng phát triển cơ đùi trước (chính) và các nhóm cơ liên quan gồm cẳng chân, mông, cơ đùi sau, lưng dưới. Với kiểu tập Squat này, bạn cần chuẩn bị cho mình một thanh tạ đòn đủ dài và các bánh tạ có trọng lượng phù hợp. Cách thực hiện bài tập Squat này như sau:
- Bắt đầu bằng cách đưa 1 thanh đòn tạ lên đỉnh cầu vai. Ngực ưỡn lên và đầu hướng về phía trước. Đứng thẳng, khoảng cách hai chân rộng bằng hông và hai bàn chân hơi xoay mũi chân ra ngoài.
- Từ từ hạ thân người xuống bằng cách gập hai gối, đẩy hông xuống càng thấp càng tốt. Bài tập này cần đẩy gối về phía trước sao cho thẳng hàng với hai mũi chân. Giữ thân người càng thẳng càng tốt.
- Tiếp tục hạ thân người xuống và dồn trọng lượng lên hai gót chân cho đến khi đùi song song với sàn. Hít vào khi thực hiện động tác này và dừng lại một vài giây ở vị trí dưới cùng.
- Từ từ đẩy ngược thân người lên bằng hai gót chân và thở mạnh ra để trở lại vị trí bắt đầu.
- Lặp lại toàn bộ động tác để tiếp tục thực hiện bài tập cho đến khi đạt đủ số lần yêu cầu.
Bài tập Barbell Squat
6. Bài tập Front Barbell Squat.
Front Barbell Squat là kiểu tập Squat với thanh tạ đòn có tác dụng giúp phát triển cơ đùi trước (cơ chính) và các nhóm cơ liên quan gồm cơ mông, cơ đùi sau. Cách tập Squat này khá nặng, có độ khó cao hơn rất nhiều so với Squat bình thường nên bạn cần phải lựa chọn mức tạ nhẹ nếu lần đầu tiên áp dụng bài tập này. Cách thực hiện chi tiết dành cho bài tập Squat này như sau:
- Với bài tập Squat này tốt nhất là bạn nên tập trong giá Squat để đảm bảo an toàn. Bắt đầu với thanh tạ đặt trên giá vừa với chiều cao của bạn. Đặt cánh tay dưới thanh tạ, khuỷu tay cao và cánh tay trên hơi cao hơn vị trí song song với mặt đất. Đặt tạ trên cơ Delta (ở khớp xương vai).
- Nhấc tạ ra khỏi giá đỡ bằng đẩy chân và cùng lúc đứng thẳng thân lên. Bước ra khỏi giá, chân rộng ngang vai và ngón chân hơi chĩa ra. Đây là vị trí bắt đầu của bài tập.
- Từ từ hạ thanh tạ xuống bằng cách co đầu gối trong khi vẫn giữ thân người thẳng. Tiếp tục hạ xuống cho tới khi đùi song song với sàn. Hít vào khi thực hiện động tác này.
- Dừng lại 1 giây ở vị trí dưới cùng và sau đó thở ra, từ từ nâng thanh tạ lên bằng cách đẩy chân lên để quay trở lại vị trí bắt đầu.
- Lặp lại toàn bộ động tác để tiếp tục cho tới khi đạt đủ số lần tập yêu cầu.
Bài tập Front Barbell Squat
7. Bài tập Sumo Squat.
Sumo Squat là cách tập biến thể của Squat có tác dụng giúp phát triển cơ đùi sau (chính) và các nhóm cơ liên quan gồm cơ mông, cơ đùi trước, cơ lưng dưới. Với kiểu Squat này, khoảng cách hai chân của bạn sẽ đứng rộng hơn so với tư thế Squat bình thường. Cách thực hiện chi tiết cho bài tập Sumo Squat như sau:
- Bắt đầu từ thế đứng thẳng, khoảng cách hai chân rộng hơn vai khoảng 1.5 lần và mũi bàn chân xoay ra ngoài khoảng 30 độ. Hai tay đưa ra trước ngực, mắt nhìn thẳng và đây là tư thế bắt đầu của bài tập.
- Hạ thân người xuống bằng cách đẩy hông ra sau, xuống cho đến khi đùi song song với sàn và nhớ hít vào khi thực hiện động tác này.
- Dừng lại 1 giây ở vị trí dưới cùng, sau đó thở ra và ấn gót chân xuống sàn để đưa cơ thể quay trở lại vị trí bắt đầu của bài tập.
- Lặp lại toàn bộ động tác để tiếp tục cho đến khi đạt đủ số lần tập. Lưu ý, bạn có thể thực hiện bài tập này với tạ để tăng độ nặng.
Sumo Squat
8. Bài tập Pistol Squat.
Pistol Squat là cách tập Squat một chân không cần đến dụng cụ, có độ khó cao và yêu cầu người tập luyện cần phải có cho mình khả năng giữ thăng bằng tốt. Bài tập Squat này tác động chính lên cơ đùi trước và lên các nhóm cơ phụ gồm cẳng chân, cơ đùi sau, mông, cơ bụng, lưng dưới. Cách tập Pistol Squat như sau:
- Đứng thẳng trên chân phải, hơi đưa chân trái ra phía trước, 2 tay giơ về phía trước vuông góc với thân người và để 2 tay song song nhau. Đây là tư thế bắt đầu của bài tập.
- Bắt đầu bằng cách đẩy hông ra sau và gập gối, đưa chân trái ra phía trước, hạ người thấp xuống và lấy bàn chân phải làm trụ, nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Chân trái đưa lên song song với sàn, thân người hạ xuống càng thấp càng tốt và làm sao để bắp đùi chạm đến bắp chân. Hít vào khi thực hiện động tác này.
- Dừng lại 1 chút ở vị trí dưới cùng và sau đó thở ra, nâng cơ thể trở về tư thế bắt đầu.
- Lặp lại toàn bộ động tác để tiếp tục cho đến khi đạt đủ số lần. Sau đó đổi bên chân và thực hiện cho bên còn lại.
Pistol Squat
9. Bài tập Split Squat.
Bài tập biến thể của Squat cơ bản cuối cùng mà Dụng Cụ Thể Dục muốn chia sẻ cho bạn đọc trong chủ đề bài viết này của chúng tôi đó là Split Squat. Split Squat có tác dụng phát triển đùi sau hiệu quả và được rất nhiều Gymer yêu thích, áp dụng tập luyện. Hướng dẫn chi tiết cho bài tập Squat này như sau:
- Đứng thẳng, bước 1 chân tới trước và đưa 1 chân ra sau. 2 tay có thể nắm giữ trước ngực hoặc đặt dọc hai bên eo.
- Bắt đầu hít vào và trùng chân trước xuống cho tới khi đùi song song với sàn tập, đầu gối chân sau gần chạm sàn.
- Thở ra và nâng người trở lên lại vị trí bắt đầu. Lặp lại cho đến khi đạt đủ số lần và sau đó rồi đổi chân, thực hiện cho bên còn lại.
Split Squat
Tổng kết.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Dụng Cụ Thể Dục nhằm giải đáp cho những thắc mắc của bạn Hạ Vi gồm Squat là gì?, tập Squat có tác dụng gì? và tập Squat đúng cách như thế nào? Hy vọng với những thông tin trên thì Hạ Vi đã hiểu hơn về Squat và chúc bạn đạt được kết quả cao nhất với bài tập này. Nếu cảm thấy chủ đề này hữu ích, hãy Like và Share bài viết để ủng hộ Dụng Cụ Thể Dục bạn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !