Cách chọn vợt bóng bàn phù hợp nhất cho mọi đối tượng chơi !

Bạn đã biết cách chọn vợt bóng bàn như thế nào để phù hợp với kinh phí bỏ ra, sử dụng được lâu dài và đồng thời phù hợp nhất cho lối đánh của mình chưa? Tham khảo ngay kinh nghiệm mua vợt bóng bàn được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ lại sau đây bạn nhé !

Vợt bóng bàn là dụng cụ đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật và lối đánh của chúng ta khi chơi bộ môn bóng bàn. Tại Việt Nam hiện nay, vợt bóng bàn được bán ra với rất nhiều mẫu mã, chất lượng khác nhau và việc chọn mua cũng không hề đơn giản.

Với vợt bóng bàn thì nó gồm có hai loại là vợt dán sẵn và vợt rời (chọn cốt vợt và mặt vợt riêng sau đó dán lại thành một cây vợt hoàn chỉnh). Vợt bóng bàn dán sẵn thường được sử dụng cho người tập chơi và vợt rời phù hợp dùng cho người chơi chuyên nghiệp hoặc vận động viên.

Nhằm giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cho mình một cây vợt phù hợp, sau đây Dụng Cụ Thể Dục sẽ chia sẻ với bạn cách chọn vợt bóng bàn chi tiết nhất cho cả người mới chơi lẫn người chơi chuyên nghiệp. Nào, hãy cùng tham khảo bạn nhé.

Chọn vợt bóng bàn cho người mới

Với người mới chơi bóng bàn thì kỹ thuật vẫn chưa được tốt, các kỹ năng chưa thuần thục và người chơi rất dễ đánh vợt vào bàn bóng bàn dẫn tới hỏng vợt. Chính vì lý do này mà ở trình độ mới chơi, bạn nên sử dụng các mẫu vợt dán sẵn, rẻ tiền và phù hợp với khả năng của mình.

Các mẫu vợt bạn có thể mua để sử dụng có thể kể đến như vợt 729 mã 2010, 2020, 2040, 2060 và vợt DHS dán sẵn có mã 4002, 5002 hay 6002... Đặc điểm chung của các mã vợt này là rẻ tiền (thường là dưới 1 triệu) và sản xuất để dùng cho người mới chơi bóng bàn.

Chọn vợt bóng bàn cho người mới

Chọn vợt bóng bàn cho người mới

Chọn vợt bóng bàn cho người chơi lâu năm

Như vậy bạn đã biết cách chọn vợt cho người mới chơi bóng bàn rồi đúng không? Vậy với những người có trình độ tốt hơn thì cách chọn vợt bóng bàn sẽ là như thế nào? Thực tế, với người chơi chuyên nghiệp, lâu năm hoặc VĐV thì họ thường sử dụng cây vợt được dán từ cốt vợt và mặt vợt bóng bàn riêng. Dưới đây là hướng dẫn chọn cốt và mặt vợt bóng bàn cho bạn tham khảo !

1. Chọn cốt vợt bóng bàn

Cốt vợt bóng bàn được cấu tạo gồm hai phần chính là cán cầm vợt và mặt vợt. Hiện nay, các mẫu cốt vợt chủ yếu được làm từ các lớp gỗ dán hoặc kết hợp giữa gỗ dán với carbon, arylate hay titanium cho độ nhẹ và độ bền rất cao hơn. Mặt của cốt vợt bóng bàn có thể được tạo thành từ 1 đến 7 lớp gỗ cao cấp. Số lượng lớp, độ dày và độ cứng tạo nên những đặc điểm khác nhau của mỗi loại cốt vợt bóng bàn. Nhờ những đặc điểm này mà nó chia ra thành các mã sản phẩm khác nhau để phù hợp cho từng đối tượng người chơi.

Cách đơn giản nhất để ta phân biệt các cốt vợt bóng bàn với nhau đó là dựa vào tốc độ của nó. Trên mỗi cốt vợt thường có ghi các thông số như DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF hay OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến cốt vợt nhanh nhất (OFF+).

- OFF = Offensive. Đây là mẫu cốt vợt dành cho người chơi có lối đánh tấn công.

- ALL = Allround. Đây là cốt vợt toàn diện và dùng cho người chơi có lối đánh tấn công và thủ đều tốt.

- DEF = Defend. Đây là mẫu cốt vợt bóng bàn dành cho người chơi có lối đánh phòng thủ.

- Trong danh sách trên thì cốt OFF là cứng nhất, ALL là mềm hơn OFF và DEF là mẫu cốt vợt mềm nhất.

Chọn cốt vợt bóng bàn

Chọn cốt vợt bóng bàn

Với những người chơi có lối đánh tấn công thì họ yêu thích những cốt vợt bóng có tốc độ cao nhằm tạo nên những cú đánh áp đảo đối thủ. Với những người mới tập chơi thì nên chọn những cốt vợt có tốc độ thấp giúp độ kiểm soát bóng cao và sau đó dần dần có thể chuyển sang các loại khác tùy thuộc vào trình độ của bạn.

Tại Việt Nam, bạn có thể lựa chọn những cốt vợt của các thương hiệu như cốt vợt của Trung Quốc (Dawei, 729), Nhật Bản (Butterfly, Yasaka, Nittaku), Hàn Quốc (Xiom), Pháp (Cornilleau), Đức (Tibhar) hay Thụy Điển (Stiga)...

2. Chọn mặt vợt bóng bàn

Mặt vợt bóng bàn hay còn gọi là mút vợt bóng bàn. Việc chọn mua mặt vợt rất quan trọng và ảnh hướng trực tiếp tới lối đánh của người chơi. Tùy thuộc vào cách chơi mà bạn có thể tham khảo một số loại mặt vợt sau:

- Mặt vợt Inverted là loại mút trơn và có khả năng tạo xoáy cao. Đây là loại mút phổ biến nhất hiện nay và phù hợp với tất cả các lối chơi từ phòng thủ đến tấn công.

- Mặt vợt Short Pips là loại mút gai ngắn và thực chất đây là loại mút trơn nhưng được lật ngược lại nhằm tạo nên một bề mặt với rất nhiều nốt. Loại mút này ít tạo xoáy nhưng lại giúp người dùng có những cú đánh trả mạnh mẽ.

- Mặt vợt Long Pips là loại mút gai dài. Mút có cấu trúc giống như "Short Pips" nhưng các nốt trên bề mặt cao hơn và giúp làm đảo chiều xoáy của trái bóng.

- Bên cạnh đó còn có một số loại mút vợt bóng bàn khác như "no sponge" hoặc "anti-spin" ít phổ biến hơn.

Chọn mặt vợt bóng bàn

Chọn mặt vợt bóng bàn

Sau khi chọn mua được cốt và mặt vợt bóng bàn thì bạn cần phải dán chúng lại với nhau để chơi. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết cách làm tại hướng dẫn cách dán mặt vợt bóng bàn

Các thương hiệu vợt bóng bàn tốt nhất.

Với những thông tin trên đây thì chắc hẳn bạn đã biết cách chọn vợt bóng bàn cho mình rồi đúng không? Ở trong phần cuối của bài viết hôm nay, Dụng Cụ Thể Dục xin chia sẻ thêm với bạn một số thương hiệu chuyên sản xuất vợt bóng bàn và đang được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Cùng tham khảo thêm bạn nhé.

1. Vợt bóng bàn Butterfly

Butterfly là thương hiệu vợt bóng bàn đến từ Nhật Bản và đã quá quen thuộc với người chơi bóng bàn tại Việt Nam. Nếu như bạn chưa biết đến Butterfly thì mình tin chắc rằng bạn là người mới làm quen với bộ môn bóng bàn. Từ cốt vợt cho đến mặt vợt, Butterfly đều đáp ứng được những nhu cầu cao nhất của người chơi. Các mẫu vợt của Butterfly thường thiên về lối đánh tấn công với tốc độ cao.

Về mặt vợt, Butterfly nổi tiếng với các dòng mặt vợt như Ternergy, Bryce hay giá rẻ như Sriver. Butterfly cũng sở hữu những mẫu cốt vợt bóng bàn đắt nhất thế giới chẳng hạn như cây Zhang Jike Super ZLC với giá lên tới 400$ (khoảng 8 triệu đồng). Một dòng cốt vợt tốc độ cao rất nổi tiếng của hãng đó là Sardius, dòng này có phân làm 2 loại nhỏ đó là tem bạc và tem đồng, khác nhau cơ bản về độ già của gỗ.

Cốt vợt bóng bàn Butterfly

Cốt vợt bóng bàn Butterfly

2. Vợt bóng bàn Yasaka

Yasaka cũng là một hãng sản xuất vợt bóng bàn có xuất xứ từ Nhật Bản và có chất lượng tương đối tốt. Trong đó, mặt vợt Yasaka Mark V được các vợt thủ châu Á biết đến nhiều hơn cả. Đây được coi là mặt vợt tấn công tốt nhất của hãng với độ bền cũng như độ ổn định tốt.

Giá vợt Yasaka cũng khá hợp lý nếu so sánh ở phân khúc tầm trung. Nếu bạn dự định chi cho chiếc vợt của mình tầm tiền từ 2.5 đến 3.5 triệu thì combo mặt và cốt vợt Yasaka là một lựa chọn đáng để xem xét.

Vợt bóng bàn Yasaka

Vợt bóng bàn Yasaka

3. Vợt bóng bàn Xiom

Xiom là thương hiệu bóng bàn có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Các sản phẩm của Xiom được đánh giá cao ở chất lượng và giá thành tương đối phù hợp với mức thu nhập của người Việt Nam.

Vợt bóng bàn Xiom

Vợt bóng bàn Xiom

4. Vợt bóng bàn Stiga

Stiga là một cái tên khá uy tín trên thị trường vợt bóng bàn thế giới. Ở Việt Nam, cốt vợt Stiga không được nhập nhiều bởi chất lượng gia công của hãng không đồng đều và dẫn đến cốt vợt thường xảy ra bong tróc. Về phần mặt vợt Stiga được nhiều người chơi nhận xét là có lực đánh tốt và dễ dàng kiểm soát bóng.

Vợt bóng bàn Stiga

Vợt bóng bàn Stiga

Tổng kết

Trên đây là một số kinh nghiệm chọn vợt bóng bàn cho người mới chơi và người chơi chuyên nghiệp được chia sẻ bởi Dụng Cụ Thể Dục. Hy vọng với những thông tin này thì bạn đã dễ dàng để mua cho mình một cây vợt tốt và phù hợp nhất. Chúc bạn chơi tốt bộ môn bóng bàn này ! Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, hãy LikeShare để ủng hộ Dụng Cụ Thể Dục bạn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !

Chia sẻ
Bình luận
0939 987 456