Cách làm tạ tại nhà bằng xi măng chuẩn nhất cho dân tập Gym

Bạn đang tìm hướng dẫn cách làm tạ tại nhà bằng xi măng dùng tập thể dục, tập Gym cho mình để tiết kiệm chi phí nhưng chưa có được thông tin phù hợp? Tham khảo hướng dẫn tự đổ tạ bằng xi măng được chúng tôi chia sẻ sau đây và áp dụng cho mình bạn nhé !

Tạ tay hay bánh tạ là những dụng cụ tập Gym khá đơn giản, nhỏ gọn nhưng vô cùng hiệu quả và được nhiều bạn sử dụng để tập luyện tại nhà. Bạn đang có nhu cầu mua tạ tập Gym nhưng do điều kiện xa trung tâm nên các cửa hàng không có dịch vụ chuyển tạ đến tận nhà?

Tại sao bạn không chọn giải pháp là tự làm tạ cho mình bằng cách đúc tạ bằng xi măng để vừa có thể điều chỉnh trọng lượng tạ phù hợp và vừa tiết kiệm được chi phí bỏ ra? Nếu bạn đang lo sợ không biết cách thực hiện thì hãy tham khảo chi tiết cách làm tạ tại nhà bằng xi măng được Dụng Cụ Thể Dục chia sẻ ngay sau đây nhé.

Bộ tạ tay đa năng điều chỉnh
Bộ tạ tay đa năng điều chỉnh
650.000 550.000

Bộ tạ tay đa năng điều chỉnh thiết kế có thể tháo lắp dễ dàng thành tạ tay hoặc tạ đòn; có các mức 20kg, 30kg, 40kg và phù hợp dùng tập tại nhà cho Gymer

Mua ngay

Hướng dẫn cách làm tạ bằng xi măng

Thực tế, cách làm tạ tay, tạ bánh bằng xi măng để dùng tập thể dục hoặc tập Gym tại nhà khá đơn giản. Để tự làm tạ tại nhà bằng xi măng thì các vật dụng bạn cần chuẩn bị đó là tôn để làm khuôn, xi măng, cát, đá dăm, tấm bao tải để lót bên dưới và bay xoa... Các bước chi tiết để làm tạ từ những vật liệu này gồm:

- Trước tiên, bạn cần chuẩn bị hoặc mua một ít tôn loại dày dùng để làm khuôn đúc cho sản phẩm tạ của mình. Khi mua tôn thì bạn cần lưu ý là nên chọn loại tôn dày để đảm bảo khi đổ bê tông vào thì hình dạng của tạ sẽ không bị biến dạng.

- Về độ dày của khuôn khi cắt hay độ dày của bánh tạ thì bạn có thể để từ 6 đến 10cm tùy vào trọng lượng tạ mà bạn muốn đúc (mình thường để khuôn dày 10cm). Về đường kính khuôn tạ thì bạn để đường kính sao cho phù hợp với trọng lượng tạ dự tính. Lưu ý, các khuôn cùng một loại phải bằng nhau và nên làm đường kính khuôn bánh tạ với khuôn tạ đơn là khác nhau. Để làm khuôn thì bạn uốn hai đầu tôn ngược nhau để khi móc vào nhau nó sẽ tạo khuôn hình tròn đều như hình ảnh mình làm dưới đây.

Làm khuôn đúc tạ

Làm khuôn đúc tạ

- Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị cho mình vật liệu gồm xi măng, cát và đá dăm (đá xay). Nếu như bạn muốn đổ khoảng 80 đến 100kg tạ thì bạn cần chuẩn bị khoảng 40kg xi măng, nửa bao tải cát và nửa bao đá dăm.

- Với đòn tạ thì bạn có thể mua khoảng 2.4m thanh đòn dạng tuýp nước với đường kính D34. Sau đó, bạn có thể nhờ họ cắt thành 01 thanh làm tạ đòn dài 1.7m dùng để đẩy ngực và còn lại cắt thành 2 thanh mỗi thanh dài 35cm để làm thanh tập tạ đơn.

- Bước kế tiếp, bạn lấy một bao tải to rồi cắt và dải ra để làm lót dưới cách khuôn. Mục đích của tấm lót này là sau khi tạ đã đủ độ đông cứng thì sẽ giúp chúng ta dỡ tạ dễ dàng hơn. Chuẩn bị thêm cọc bằng tre, gỗ hoặc ống nước bằng nhựa với đường kính lớn hơn thanh đòn một chút để tạo lỗ cho tạ khi đúc. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thì bạn sẽ chuyển qua công đoạn cuối cùng là trộn bê tông và đổ vào khuôn đúc tạ.

- Bạn trộn cát với xi măng trước, trộn hơi nhão thành vữa và sau đó trộn đá dăm vào sau cùng. Bạn thực hiện trộn đều lên và đổ vào các khuôn đã làm trước đó. Lưu ý, nên đặt thanh tạo lỗ tạ ở chính giữa của khuôn đúc tạ.

- Khi đã cho bê tông vào khuôn thì bạn dùng một cái que tre để đầm chặt bê tông . Dùng bay xoa lớp trên cùng của tạ sao cho bằng phẳng (tăng độ đẹp cho tạ).

Đổ bê tông vào khuôn tạ

Đổ bê tông vào khuôn tạ

- Bạn lưu ý, để khoảng 30 phút đến 1 tiếng khi bê tông đã cứng hơn một chút thì các bạn xoay các cọc dùng để làm lỗ tạ ra. Nếu như bạn để cho khô hẳn mới bỏ ra thì sẽ khó hơn rất nhiều và rất dễ bị vỡ tạ. Đây là kinh nghiệm thực tế của mình và muốn chia sẻ với bạn để không bị hỏng tạ khi đổ.

Tháo thanh làm lỗ tạ

Tháo thanh làm lỗ tạ

- Sau khi đổ xong thì bạn cũng không nên bỏ mặc nó như thế. Bí quyết của Dụng Cụ Thể Dục đó là thỉnh thoảng bạn nên tưới nước vào tạ để nhằm bảo dưỡng bê tông tốt hơn và tránh nứt tạ khi khô hẳn.

- Bạn để khoảng hai đến ba ngày để cho nó đông cứng hẳn rồi mới tháo ra và đánh sạch các vết bê tông bám trên vỏ khuôn. Dưới đây là thành quả làm tạ bằng xi măng (bê tông) của mình xin được khoe với các bạn. Với tổng chi phí từ 500.000 đến 600.000 đồng cả đòn tạ thì mình cả đó khoảng 80 đến 100 kg tạ để tha hồ tập Gym tại nhà.

Thành quả làm tạ bằng xi măng

Thành quả làm tạ bằng xi măng

Các yêu cầu khi làm tạ bằng xi măng

Theo kinh nghiệm của Dụng Cụ Thể Dục, quả tạ sau khi hoàn thành những bước hướng dẫn chi tiết ở trên cần đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí cụ thể như sau:

- Bề mặt quả tạ không được quá sần rùi hoặc có vết nứt.

- Những quả tạ cùng một khuôn phải có trọng lượng bằng nhau hoặc chênh lệch không đáng kể.

- Lỗ tạ cần đảm bảo dễ dàng cho đòn tạ lắp vào và đảm bảo chắc chắn khi sử dụng để tập luyện.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Dụng Cụ Thể Dục về cách làm tạ bằng xi măng giúp bạn tập thể dục, tập Gym tại nhà dễ dàng hơn. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn và chúc các bạn thành công với các bước tự làm tạ tại nhà của mình. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, hãy LikeShare để ủng hộ Dụng Cụ Thể Dục nhé. Xin chào và hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo của chúng tôi !

Chia sẻ
Bình luận
0939 987 456